LÝ DO BẠN NÊN HỌC QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TẠI ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

 

  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIÊN TIẾNtheo định hướng thực nghiệm, ứng dụng và hội nhập quốc tế, lấy sinh viên làm trung tâm. Dựa trên nhu cầu của xã hội về chuyên môn, trình độ và nguồn nhân lực quản trị văn phòng, đáp ứng nhu cầu cần thiết cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
  • ỨNG DỤNG VÀ THỰC HÀNH THỰC NGHIỆPSinh viên học và làm thông qua 2 kì làm việc tại Doanh nghiệp. Sinh viên được thực hành, trải nghiệm thực tế và đạt năng lực đầu ra ngay trong quá trình học tập
  • CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CB GV: Sinh viên được học với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại dưới sự hướng dẫn tận tâm của đội ngũ giảng viên và cán bộ Nhà trường.
  • MÔI TRƯỜNG HỌC TẬPTrải nghiệm 4 năm SV tại Thành phố đáng sống Việt Nam : ĐẸP, THÂN THIỆN, AN NINH, CHI PHÍ HỢP LÝ, NGÔI TRƯỜNG ĐẸP
  • CƠ HỘI VIỆC LÀMSV được chọn cơ hội làm việc tại Nhật để đăng ký học tiếng Nhật ngay từ đầu khóa học hoặc làm việc tại các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh qua Trung tâm giới thiệu việc làm của Nhà trường tại TP. HCM hay tại ĐN-Miền Trung Việt Nam.

Quản trị văn phòng là ngành học phù hợp với những sinh viên năng động, có tư duy tổ chức và quản lý, khả năng tương tác và giao tiếp tốt.

Quản trị hành chính văn phòng là bộ phận không thể thiếu của bất kỳ cơ quan hay doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ. Để đảm bảo hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp luôn đạt hiệu quả và an toàn, vai trò và trách nhiệm của nhà quản trị văn phòng trải đều trên mọi phương diện hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp. Vì vậy, để trở thành quản trị viên văn phòng bạn cần có tố chất của một người người quản lý, năng động, tháo vát, và có tư duy khoa học.

Về kỹ năng phải có các kỹ năng cần thiết như kỹ năng tham mưu cho các cấp lãnh đạo, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, khả năng bao quát, tổng hợp, kỹ năng giao tiếp, xử lý các tình huống khéo léo, kỹ năng ngoại ngữ và kiến thức tin học văn phòng; về kinh nghiệm phải là những người “đa năng”, có nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể hiểu và phối hợp tốt với tất cả các phòng ban, bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức.

 

CÁC CHUYÊN MÔN TRONG NGÀNH:

Ngành Quản trị văn phòng được xây dựng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp, từ việc khảo sát lấy ý kiến đóng góp của các chuyên viên, trưởng phòng, các nhà quản lý và chuyên gia trong lĩnh vực văn phòng, các nghề nghiệp trong chương trình đào tạo được thiết kế theo từng module nghề nghiệp cụ thể:

1. Nghiệp vụ Quản trị hành chính văn phòng: Thành thạo công tác soạn thảo văn bản và ban hành văn bản pháp lý; đồng thời áp dụng tiêu chuẩn hóa ISO vào việc xây đựng quy trình quản lý hành chính trong cơ quan, doanh nghiệp.

2. Nghiệp vụ thư ký: Thành thạo các công việc và kỹ năng liên quan đến thư ký/trợ lý lãnh đạo như: giao tiếp công sở, quản lý thông tin dữ liệu, lập kế hoạch công tác hàng ngày, tuần, tháng cho cơ quan, doanh nghiệp và lãnh đạo, chuẩn bị các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, lập và quản lý các hồ sơ công việc, soạn thảo các văn bản giao dịch, quản lý, làm công tác lưu trữ, sử dụng các phần mềm quản lý và soạn thảo văn bản, tài liệu, . . . .

3. Nghiệp vụ tổ chức sự kiện: Có khả năng thực hiện và quản lý các chương trình sự kiện, lên kế hoạch chương trình sự kiện du lịch, sự kiện văn hóa, sự kiện lễ hội và các sự kiện khác, quảng cáo, tài trợ và gây quỹ cho sự kiện, PR và truyền thông cho sự kiện…

4. Nghiệp vụ văn thư, lưu trữ: Tổ chức và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, doanh nghiệp. Tổ chức quản lý văn bản, lập hồ sơ và quản lý sử dụng con dấu của cơ quan theo quy định. Đồng thời, ứng dụng CNTT vào việc số hóa tài liệu lưu trữ, để tổ chức các hình thức khai thác, sử dụng thông tin phục vụ cho lãnh đạo, cá nhân và tổ chức có nhu cầu sử dụng thông tin.

 

CÁC MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

TT

Mục tiêu chương trình đào tạo

PEO1

Sinh viên có thái độ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để phục vụ tận tụy doanh nghiệp và phụng sự xã hội; Có tinh thần sẻ chia, trách nhiệm; Có năng lực thích ứng trong môi trường đa văn hóa và năng lực tự học và học tập suốt đời.

PEO2

Vận dụng các lý thuyết quản trị hiện đại để quản trị văn phòng cơ quan, doanh nghiệp toàn diện, có khả năng định hướng phát triển doanh nghiệp theo xu hướng hiện đại.

PEO3

Có năng lực tổ chức các hoạt động nghiệp vụ quản trị văn phòng; giúp lãnh đạo quản lý, triển khai và hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ văn phòng tại cơ quan, doanh nghiệp

PEO4

Có năng lực nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ thông tin nhằm phân tích, thiết kế, triển khai và xây dựng các giải pháp ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị văn phòng và công tác văn thư, lưu trữ trong bối cảnh toàn cầu hóa và CMCN 4.0;

PEO5

Có năng lực về kỹ năng 21 như ngoại ngữ và các kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp thuyết trình trong môi trường làm việc đa văn hóa, kỹ năng truyền thông.

 

VỊ TRÍ VIỆC LÀM MÀ SINH VIÊN CÓ THỂ ĐẢM NHIỆM SAU KHI TỐT NGHIỆP

  1. Công chức, viên chức chuyên ngành văn thư: Văn thư viên chính; Văn thư viên; Văn thư trung cấp (theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BNV)
  2. Công chức, viên chức chuyên ngành lưu trữ: Lưu trữ viên chính; Lưu trữ viên; Lưu trữ viên trung cấp (theo Thông tư số 07/2022/TT-BNV)
  3. Chuyên viên văn phòng doanh nghiệp là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
  4. Chuyên viên văn phòng các cơ quan sự nghiệp như trường học, bệnh viện, bảo tàng, thư viện, trung tâm lưu trữ, nhà văn hóa,…
  5. Chuyên viên văn phòng các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện.
  6. Chuyên viên tổng hợp tại văn phòng ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chuyên viên tổng hợp tại văn phòng ủy ban nhân dân cấp huyện; công chức văn phòng – thống kê ở ủy ban nhân dân cấp xã.
  7. Chuyên viên tổng hợp tại văn phòng tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; chuyên viên tổng hợp tại văn phòng cấp ủy cấp huyện, cấp xã; chuyên viên làm việc tại văn phòng các ban của Đảng ở các cấp; chuyên viên làm việc trong văn phòng của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
  8. Thư ký văn phòng hoặc trợ lý hành chính, trợ lý của thủ trưởng cơ quan tại các văn phòng của các cơ quan; các chương trình, dự án.
  9. Chuyên viên văn phòng làm việc ở văn phòng của các cơ quan Trung ương như: Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Trung ương; chuyên viên văn phòng làm việc trong các cơ quan thuộc hệ thống ngành dọc như: ngân hàng, kho bạc, thuế, viễn thông, bưu điện; viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, thi hành án,…
  10. Có thể trở thành lãnh đạo văn phòng, phòng hành chính hoặc phụ trách bộ phận văn phòng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (gọi chung là cơ quan).
  11. Người có bằng cử nhân Quản trị văn phòng có thể tiếp tục học sau đại học đúng ngành hoặc ngành gần, ngành khác ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ và trở thành các giảng viên, các nhà khoa học làm việc tại các cơ sở đào tạo về khoa học quản lý nói chung, về quản trị văn phòng nói riêng.Công chức, viên chức hành chính, văn phòng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước và đơn vị sự nghiệp từ trung ương đến địa phương;
  12. Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về văn phòng và quản trị văn phòng bậc trung cấp, cao đẳng và một số trường đại học; Nghiên cứu viên về văn phòng, quản trị văn phòng tại các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học

 

KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Có cơ hội học lên bậc học cao hơn như Thạc sỹ, Tiến sĩ trong nước hoặc nước ngoài. Và trở thành các nhà khoa học, làm việc tại các trung tâm, viện, cơ sở nghiên cứu hành chính, văn phòng.

 

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

STT

Khối kiến thức

Số TC

Cử nhân

A

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

29

A1

Lý luận chính trị

11

A2

Toán

3

A3

Kỹ năng

4

A4

KHTN-XH

5

A5

Viễn cảnh toàn cầu

3

A6

Tin học

3

 

HP tự chọn (SV chọn 2/6 HP)

 

B

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

104

B1

Kiến thức cơ sở ngành/khối ngành

96

B2

Chuyên ngành/Major Quản trị văn phòng

B2.1

Major 1. Quản trị văn phòng

B2.1.1

Minor 1. Nghiệp vụ văn thư, lưu trữ

B2.1.2.

Minor 2. Nghiệp vụ thư ký

B2.1.3.

Minor 3. Nghiệp vụ quản trị văn phòng

 

Quản lý dự án & Khởi nghiệp

 

Nghiên cứu khoa học

B2.2

Major 2: Tổ chức sự kiện

 

Học phần tự chọn ( SV chọn 2/6HP)

B3

Minor tự chọn mở rộng (SV chọn trong >3 minor thiết thực để đăng ký học)

(0)

B4

TT&KLTN

8

 

TỔNG CTĐT

133

 

 

ĐỀ ÁN, BÁO CÁO VÀ CÁC KỲ THI SÁT HẠCH ĐỂ ĐẠT CHUẨN ĐẦU RA TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

Tải về:  

1. Bản mô tả CTĐT từ 2019 - 2024

2. Chương trình đào tạo ngành QTVP từ 2019 - 2024

3. Đề cương chi tiết GDĐC từ 2019 - 2024

4. Đề cương chi tiết HP CMNN từ 2019 - 2024