5 bí quyết giúp sinh viên tiết kiệm tiền hiệu quả

1. Ghi chép các khoản thu – chi

Sau khi nhận được khoản trợ cấp từ bố mẹ hay tiền lương do làm thêm, bạn cần ghi chép và tổng hợp chúng vào danh mục “Khoản Thu”.

Đây là điều cần thiết giúp bạn biết mình có bao nhiêu tiền trong túi và chi tiêu như thế nào để không bị thừa trước thiếu sau.

Việc ghi chép này khá đơn giản, bạn có thể tạo thói quen bằng cách ghi chúng lại trên sổ sách hàng ngày, hay sử dụng phần mềm excel hoặc tải ứng dụng phải lý chi tiêu về điện thoại, máy tính.

Sổ tay

Chẳng hạn, sử dụng sổ ghi chép. Gạch đầu dòng tất cả các khoản đã chi tiêu trong ngày và có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào, miễn sao nó phù hợp và thuận tiện với bạn.

Hãy cố gắng duy trì thói quen ghi chép hàng ngày. Để nắm rõ các khoản chi phí trong tháng, từ đó có kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Bạn có thể tự thiết kế cách ghi chép chi tiêu bằng sự sáng tạo riêng của cá nhân, hãy coi nó như một người bạn và sử dụng hàng ngày. Có thể tham khảo mẫu ghi chép sau đây:

5 bí quyết giúp sinh viên tiết kiệm tiền hiệu quả

Bảng tính Excel

Khi sử dụng bảng tính excel, bạn chỉ cần nhập tên các khoản chi tiêu và số tiền tương ứng. Bảng tính sẽ tính toán cho bạn biết tổng số tiền đã chi. Tuy nhiên, sẽ khá bất tiện nếu bạn không thường xuyên sử dụng máy tính.

2. Lập ngân sách chi tiêu

Sau khi đã ghi chép tất cả các khoản thu – chi, việc cần làm tiếp theo là hoạch định ngân sách cho từng khoản chi tiêu.

Hoạch định ngân sách chính là việc đặt ra hạn mức chi tiêu cho các khoản chi hàng tháng. Chẳng hạn với các khoản: tiền nhà, điện nước, ăn uống, đi lại,…là những khoản bắt buộc phải chi hàng tháng.

Nên dành ra một khoản tiền cố định hàng tháng để chi cho chúng. Bởi đây đều là những nhóm chi tiêu cần thiết để duy trì cuộc sống và học tập trên thành phố của bạn.

Sau khi đã lập ngân sách cho các khoản này, số dư còn lại dành cho việc chi tiêu sinh hoạt hàng ngày hay tiết kiệm. Bạn cũng nên có kế hoạch sử dụng tiền cho nhóm này một cách hợp lý và khoa học.

Chẳng hạn, lập ngân sách các khoản chi tiêu trong 1 tháng với mức thu nhập là 3 triệu:

5 bí quyết giúp sinh viên tiết kiệm tiền hiệu quả

Đây chỉ là ví dụ minh họa về cách lập ngân sách cho các khoản chi tiêu cần thiết trong tháng. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi người mà sẽ có phân bổ ngân sách khác nhau.

Nhưng cần đảm bảo rằng, chỉ chi tiêu trong hạn mức đã đặt ra và nếu có thể hãy dành một khoản để tiết kiệm.

Dù nhiều hay ít hãy cố gắng tiết kiệm một khoản nho nhỏ. Điều này giúp bạn có một khoản dự phòng như có rủi ro không may xảy ra, đồng thời tạo thói quen tiết kiệm.

Việc này không chỉ giúp ích cho bạn ở hiện tại mà còn hữu ích cho tương lai. Thời gian sau khi tốt nghiệp, bước chân vào cuộc sống, tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc sống của bản thân mà không còn sự hỗ trợ từ gia đình. Bạn sẽ không bị “khốn đốn” và áp lực trong cuộc sống mới này.

3. Làm bạn với phương tiện giao thông công cộng

Với những bạn sinh viên thuê trọ xa trường, có thể sử dụng phương tiện giao thông là xe buýt hay xe đạp để di chuyển thay vì sử dụng các phương tiện như: xe đạp điện, xe máy,..

Nếu sử dụng xe đạp, bạn sẽ chủ động về mặt thời gian nhưng khá không an toàn. Bạn có thể di chuyển bằng phương tiện công cộng là xe buýt.

Đi xe buýt sẽ đem lại khá nhiều lợi ích như: tiết kiệm chi phí, an toàn. Nhưng khó làm chủ về thời gian. Tuy nhiên, chỉ cần lưu ý và biết sắp xếp thời gian, bạn hoàn toàn có thể chủ động.  

5 bí quyết giúp sinh viên tiết kiệm tiền hiệu quả
Ảnh minh họa- Lựa chọn phương tiện gia thông công cộng để di chuyển

Chi phí đi lại bằng xe buýt được coi là thấp so với các phương tiện khác. Chỉ với 100.000đ/tháng dành cho tất cả các bạn sinh viên.

Thủ tục làm vé tháng xe buýt dành cho sinh viên khá đơn giản, bạn chỉ cần xin mẫu đơn tại điểm đăng ký làm vé tháng, thường sẽ có gần các trường Đại học, Cao đẳng bạn đang học tập. Sau đó xin xác nhận của nhà trường và trở lại nộp chúng tại điểm đăng ký này.

4. Tìm kiếm công việc bán thời gian

Là một trong những phương án được nhiều bạn sinh viên lựa chọn đó chính là tìm kiếm một công việc làm thêm. Không chỉ giúp giảm gánh nặng cho bố mẹ và gia đình mà còn giúp bạn có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.

Cần lưu ý, không để công việc ảnh hưởng đến quá trình học tập. Nên nhớ rằng, đây chỉ là công việc làm thêm, giúp bạn có thêm thu nhập và tích lũy một phần kinh nghiệm.

Khi gia tăng thu nhập, bạn nên biết cách sử dụng chúng sao cho hợp lý và hiệu quả, đừng vì cả tháng làm việc vất vả mà chi tiêu chúng trong vài giờ chỉ để phục vụ cho nhu cầu cá nhân mà thực sự không cần thiết như: mua một chiếc váy hàng hiệu hay một đôi giày đắt đỏ,…

5 bí quyết giúp sinh viên tiết kiệm tiền hiệu quả
Ảnh minh họa- Tìm kiếm công việc bán thời gian để gia tăng thu nhập

Với khoản thu nhập này có thể dành tiết kiệm, dự phòng cho tương lai sẽ có ích hơn so với việc mua sắm.

Hãy đặt ra mục tiêu để thực hiện kế hoạch, chẳng hạn bạn cần tiết kiệm để mua một chiếc xe máy để phục vụ cho việc đi lại sau khi ra trường. Đây là một kế hoạch có mục đích và rất chính đáng.

5. Hạn chế ăn vặt và mua sắm khi cần thiết

Thói quen của nhiều bạn sinh viên đó chính là có sở thích ăn vặt, tụ họp cùng bạn bè sau mỗi buổi học chỉ để “chém gió”. Thực chất đây là điều không cần thiết, nó sẽ gây lãng phí thời gian và tiền bạc của bạn.

Chẳng hạn, cùng bạn bè ngồi hàng quán trà sữa hay mua một món quà ăn vặt trong giờ giải lao. Cũng sẽ tốn một khoản chi phí mà có thể bạn coi chúng là khoản lặt vặt và nghĩ rằng chúng không tốn kém như mua một chiếc váy trị giá vài trăm ngàn.

Nhưng nếu những khoản này tăng dần theo ngày, theo tuần chúng sẽ chiếm một phần kha khá trong ví tiền của bạn.

Hãy thử liệt kê chúng theo ngày và tổng hợp theo tuần, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên với con số mà bạn tưởng rằng chúng chỉ ít ỏi.

5 bí quyết giúp sinh viên tiết kiệm tiền hiệu quả
Ảnh minh họa- Lập ngân sách và kế hoạch cho từng khoản chi tiêu

Hãy hạn chế tối đa việc ăn vặt và mua sắm khi cần thiết. Trước khi mua sắm nên có kế hoạch cụ thể, rõ ràng và cân nhắc xem chúng có thực sự cần thiết cho nhu cầu hiện tại hay không.

Để hạn chế và kiểm soát chi tiêu một cách tối đa, hãy lập ngân sách cho khoản chi: ăn vặt và mua sắm. Chẳng hạn, ngân sách cho khoản ăn vặt là 200 ngàn và mua sắm là 300 ngàn.

Và chỉ cho phép bản thân chi tiêu trong hạn mức này, tuyệt đối không lấy ngân sách từ khoản này bù cho khoản kia. Sẽ giúp bạn hình thành thói quen chi tiêu hợp lý và có kiểm soát.